Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho biết, năm 2021 là năm thứ hai triển khai Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, cũng là năm đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh tại Việt Nam.
Việt Nam đã tiên phong triển khai nhiều ứng dụng số, nền tảng số có nhiều chục triệu người dùng. Tuy nhiên, năm 2021 cũng chứng kiến không ít ý kiến phê bình về sự yếu kém của các sản phẩm công nghệ số phòng chống dịch.
Qua thử thách, các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã trưởng thành rõ rệt về các nền tảng số quy mô lớn, đảm bảo an toàn dữ liệu người dân và triển khai trên toàn quốc. Cũng vì thế, báo cáo DTI 2021 được chọn có chủ đề “Chuyển đổi số từng bước trưởng thành qua việc triển khai công nghệ phòng, chống dịch bệnh”.
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh, chuyển đổi số là hành trình dài, mỗi tổ chức, cá nhân phải biết mình đang ở đâu để có những kế hoạch, giải pháp phù hợp với định hướng phát triển, nhu cầu và điều kiện thực tế. Để giúp các bộ, ngành, địa phương đánh giá mức độ chuyển đổi số của mình, Bộ TT&TT đã ban hành bộ chỉ số và định kỳ hàng năm thực hiện đánh giá, công bố kết quả.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng, thành viên Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số. (Ảnh: Phạm Hải) |
Chia sẻ về những điểm nổi bật của DTI 2021, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho hay, giá trị DTI 2021 của cấp bộ cung cấp dịch vụ công là cao nhất, tiếp đến là cấp tỉnh và cấp bộ không cung cấp dịch vụ công.
Trong đó, giá trị trung bình DTI 2021 cấp tỉnh là 0,4014, tăng tới 32,7% so với năm 2020; cấp bộ cung cấp dịch vụ công là 0,4595, tăng 15,4% so với năm 2020.
So với năm 2020, cả 3 trụ cột chính quyền số, kinh tế số và xã hội số của DTI 2021 cấp tỉnh đều tăng. (Ảnh minh họa) |
Giá trị trung bình DTI 2021 cấp bộ không cung cấp dịch vụ công là 0,2151, giảm nhẹ so với năm 2020. Lý do là năm 2021 có thêm 2 cơ quan lần đầu tiên tham gia đánh giá DTI là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp - đây là các cơ quan mới ở giai đoạn bắt đầu chuyển đổi số.
Cũng theo báo cáo vừa được công bố, có 12/89 bộ, tỉnh tham gia đánh giá có giá trị DTI 2021 đạt từ mức 0,5 trở lên, chiếm 13,48%. Kết quả này phản ánh quá trình chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương năm 2021 vẫn ở giai đoạn đầu, chưa có sự bứt phá lớn.
Xếp hạng DTI 2021 và các chỉ số chính của Top 10 bộ cung cấp dịch vụ công. |
Kết quả đánh giá với từng nhóm đối tượng cho thấy, trong 17 bộ, ngành cung cấp dịch vụ công, Bộ Tài chính duy trì vị trí đứng đầu, với giá trị 0,6321, tăng 0,13 so với so với năm 2020. Bộ KH&ĐT và Bảo hiểm xã hội Việt Nam mỗi cơ quan cùng tăng 1 bậc, vươn lên xếp vị trí thứ 2 và thứ 3 trên bảng xếp hạng.
Bảy vị trí tiếp theo trong top 10 lần lượt thuộc về các bộ, ngành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Công Thương, Bộ TT&TT, Bộ TN&MT, Bộ VHTT&DL, Bộ Giao thông vận tải và Bộ Nội vụ.
Xếp hạng DTI 2021 và các chỉ số chính của các bộ không cung cấp dịch vụ công. |
Đối với 9 bộ, ngành không có dịch vụ công, với việc đạt giá trị DTI 2021 là 0,4736, tăng 66,29% so với năm 2020, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam đã vươn lên vị trí dẫn đầu, tăng 2 bậc so với kết quả đạt được trong kỳ đánh giá đầu tiên. Hai vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về Đài Truyền hình Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam.
Top 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu về DTI 2021. |
Với nhóm các tỉnh, thành phố, 2 vị trí dẫn đầu vẫn thuộc về Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế, với giá trị DTI 2021 của 2 địa phương đạt được là 0,6419 và 0,5872, tăng lần lượt 0,1545 và 0,1775 so với năm 2020.
TP.HCM đã tăng thêm 2 bậc so với năm 2020, vượt lên xếp thứ 3 trên toàn quốc. Các vị trí tiếp theo trong Top 10 địa phương dẫn đầu về DTI 2021 gồm: Bắc Ninh, Lạng Sơn, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bình Phước và Bắc Giang.
Từ kết quả đánh giá DTI 2021, đại diện Bộ TT&TT cho hay, chỉ số trung bình DTI của các bộ, tỉnh còn thấp, do đó đề nghị các bộ, ngành, địa phương quyết liệt dành nguồn lực chuyển đổi số để đạt được những mục tiêu đến năm 2025.
Các bộ, ngành, địa phương cũng được khuyến nghị cần theo dõi sát sao mức độ chuyển đổi số của mình qua đánh giá DTI hằng năm để có những giải pháp thúc đẩy phù hợp, khắc phục hạn chế, không chạy theo phong trào.
“Căn cứ DTI cấp bộ, cấp tỉnh, các bộ, ngành, địa phương có thể xây dựng DTI các cấp trực thuộc để có thể theo dõi, đánh giá DTI các cấp quản lý của mình từ đó có đôn đốc, thúc đẩy kịp thời”, đại diện Bộ TT&TT khuyến nghị.
DTI 2021 gồm 3 cấp là DTI cấp tỉnh, DTI cấp bộ và DTI cấp quốc gia. Cấu trúc DTI cấp tỉnh gồm 9 chỉ số chính với 98 chỉ số thành phần tập trung vào 3 trụ cột chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. DTI cấp bộ có 6 chỉ số chính với 70 chỉ số thành phần. DTI quốc gia gồm 24 chỉ số, các chỉ số này thể hiện mức độ đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu thuộc Chương trình chuyển đổi số quốc gia, các chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, phát triển kinh tế số và xã hội số. Đồng thời, tham chiếu đến các chỉ số được sử dụng trong đánh giá của quốc tế." alt=""/>Công bố kết quả đánh giá chuyển đổi số của các bộ, tỉnh năm 2021Nữ siêu mẫu không chia sẻ nhiều về hôn nhân của mình vì muốn giữ trọn vẹn tình cảm gia đình. |
Xuân Lan và chồng Ngọc Lâm từng bí mật tổ chức đám cưới tại Đà Nẵng. Nói về cuộc hôn nhân kín tiếng của mình, nữ siêu mẫu bảo muốn giữ trọn vẹn tình cảm cho tổ ấm nhỏ của mình vì không muốn mọi người bàn tán: “Câu chuyện cuộc đời tôi về tình cảm, sóng gió bao nhiêu có lẽ mọi người đã biết rõ. Tôi vốn quen với những ồn ào nhưng chắc chắn chồng và gia đình 2 bên sẽ không chịu được.”, cô nói.
Xuân Lan nói sau kết hôn cô hiện có những giây phút hạnh phúc và bình yên. Đạo diễn Ngọc Lâm – chồng mới cưới san sẻ cùng nữ siêu mẫu trong công việc và cuộc sống gia đình. Ngoài ra, ông xã xem bé Thỏ - con gái riêng của vợ như con ruột.
Xuân Lan và chồng mới cưới - đạo diễn Ngọc Lâm lần đầu đồng hành trong chương trình. |
Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, Xuân Lan và ban tổ chức Tuần lễ thời trang trẻ em Việt Nam gặp nhiều khó khăn về chi phí và kêu gọi tài trợ. Tuy nhiên, cô vẫn cố gắng giữ sân chơi thời trang cho các bé một năm ít nhất 3 mùa. “Tôi muốn những đứa trẻ có thể ra ngoài bay nhảy, trải nghiệm, thay vì dán mắt vào điện thoại chơi game, xem phim trong kỳ nghỉ hè. Việc tự tin đứng trước đám đông, rèn luyện sự bản lĩnh cũng là điều cần thiết cho từng bé.”, cô nói.
Xuân Lan cũng bày tỏ sự trăn trở về việc các chương trình thời trang dành cho trẻ em hiện nay bị thương mại hóa, dẫn đến những hệ lụy đáng buồn. Nữ siêu mẫu kể cô chứng kiến nhiều mẫu nhí sớm mất đi sự ngây thơ vốn có vì hào quang sân khấu. Trong đó, không ít em phải diện lên người những bộ trang phục hở hang, trang điểm già dặn để cố tìm kiếm danh hiệu và sự nổi tiếng.
“Tôi không muốn các bé bị tổn thương bởi sự đấu đá, tranh giành. Trẻ em chỉ đẹp nhất khi đặt đúng với lứa tuổi và tâm hồn mình. Chúng ta có thể giúp các em đẹp hơn, giỏi hơn nhưng đừng bao giờ khiến các bé trở nên già đi”, Xuân Lan phát biểu. Cựu giám khảo giám khảo Vietnam's Next Top Model khẳng định các chương trình của mình sẽ không để xảy ra trường hợp bạo lực, gây tổn thương trẻ con.
Các mẫu nhí tham gia trình diễn trong show đều xuất thân từ trường đào tạo của Xuân Lan. |
Vietnam Junior Fashion Week Xuân Hè 2020 có chủ đề Giấc mơ tuổi thơ, diễn ra ngày 4 và 5/7 tại TP.HCM với sự tham gia của các nhà thiết kế: Ada Anh Trương, Kim Chi, Lê Thanh Phương... và hai thương hiệu từng diễn tại Tuần thời trang Thượng Hải - Anta, Balabala. Đặc biệt, sân khấu của chương trình sẽ được ứng dụng công nghệ tương tác hiện đại và hiệu ứng 3D mapping ở mỗi màn trình diễn, nhằm tạo sự kích thích thị giác.
Thúy Ngọc
Nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như ca sĩ Nguyễn Hồng Nhung, diễn viên Hồng Đào, Việt Hương, Hoài Tâm... đã đến chung vui cùng vợ chồng Xuân Lan trong tiệc cưới được tổ chức tại Mỹ vào tối 30/1.
" alt=""/>Xuân Lan: Tôi bí mật kết hôn vì không muốn bị bàn tánNgười đàn ông này được mô tả có vóc dáng cao ráo, chững chạc. Anh có những hành động thân mật như nắm tay, ôm và hôn nữ diễn viên. Người đăng tải ảnh cho biết cả hai dùng bữa cùng gia đình Phạm Băng Băng tại một nhà hàng, trong đó có cả mẹ nữ diễn viên.
Những khoảnh khắc tình tứ của Phạm Băng Băng và người đàn ông lạ mặt nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội. Phần lớn dân mạng cho rằng đây là bạn trai mới của nàng Võ Mị Nương sau hơn 3 năm tuyên bố chia tay Lý Thần. Trước những lời bàn tán, phía minh tinh giữ động thái im lặng.
Trong hơn 3 năm kể từ thời điểm vướng bê bối trốn thuế, Phạm Băng Băng rất hạn chế xuất hiện trên truyền thông. Các dự án cá nhân của cô như phim ảnh, sự kiện hay đại diện cho các nhãn hàng đều có số lượng ít. Phạm Băng Băng buộc phải chuyển sang kiếm tiền nhờ việc bán các sản phẩm làm đẹp trên nền tảng số hay hợp tác kinh doanh quốc tế.
Thời điểm Phạm Băng Băng dính vào vụ bê bối trốn thuế và phải nộp phạt 130 triệu USD (khoảng 3.100 tỷ đồng) vào tháng 10/2018, Lý Thần tuyên bố sẽ luôn ở bên cạnh ủng hộ bạn gái. Đến tháng 6/2019, cả hai đăng thông báo chia tay với lý do "không còn chung quan điểm sống" khiến khán giả bất ngờ.
Từ sau cuộc tình với Lý Thần, nữ diễn viên cũng không hẹn hò ai. Cô dành thời gian chăm lo gia đình, hoạt động kinh doanh và thiện nguyện. Minh tinh cũng được cho là không mặn mà với việc trở lại showbiz vì muốn toàn lực đẩy mạnh tên tuổi cho em trai của mình - diễn viên Phạm Thừa Thừa trở thành ngôi sao trong tương lai.
Thúy Ngọc
Nam diễn viên khởi kiện người tung tin anh từng cầu hôn nhưng sau đó chủ động bỏ Phạm Băng Băng khi cô vướng scandal trốn thuế.
" alt=""/>Phạm Băng Băng bị bắt gặp thân mật với người đàn ông lạ